Xem ngày- chọn tuổi ( tiếp theo)
Cái thần mà chúng tôi muốn nói chính là chỗ, người xưa đã chọn ra một đồ hình rất chuẩn làm công cụ cho việc luận giải. Nó không chỉ nói nên nhận thưc thực tế về vũ trụ mà còn có tinh khoa học cao. Đồ hình như hình bên:
Việc khu trú các số tại vị như trên vừa có tính định vị không gian, vừa có tính định thời gian. Đó là:
Số 1 đóng Chính Bắc, số 2 Chính Nam, số 3 Chính Đông, số 4 Chính Tây, số 5 Chính giữa. Vì sao số 5 chính giữa, vì nguyên tắc : Chia số đếm thành hai vế Sinh-Thành, đồng nghĩa Trời-Đất. các số Sinh ( Thiên cơ) là : 1,2,3,4,5, số Thành (Địa vận) là : 6,7,8,9,10. và vì số 5 là nhân tố để “hợp” các số Sinh mà “thành” nên để nó ở Trung tâm. Điều này còn được nhắc đến khi nói về khái niệm Kiêng ngày mùng 5, 14, 23.
Việc chia 10 số đếm thành hai phần ÂM-DƯƠNG là : 1,3,5,7,9 Dương, 2,4,6,8,10 Âm ( gọi là Cơ,
Ngẫu) và việc chia 10 số thành hai phần SINH-THÀNH để định vị con số 5 ở trung tâm chính là
nguyên lý then chốt của Hà Đồ. Ở đây việc xác định Trục toạ độ không gian được ấn định, đồng thời
cũng chỉ định được Thời gian, đó là Trục Tung Tý-Ngọ Trục Hoành Mão - Dậu. Trục tung chỉ
hướng Bắc-Nam; số 1 ở chính Bắc, vị trí này tương đương chuôi sao Bắc Đẩu, mà người xưa qua
quan sát Thiên tượng đã thấy nó có tính bất dịch, đối diện số 1 đương nhiên là số 2 ở chính NamCòn
đường đi của Thái dương (Mặt trời) là từ Đông sang Tây nên số 3 đóng phương Đông, và dĩ nhiên
phương Tây là số 4. Con số 5 là số cuối của Thiên cơ, và cũng bắt đầu mầm mống địa vận cho nên
nó được đặt làm Trung tâm ví như sự sinh trưởng, cho đến chết đi đều từ Đất mà ra vậy. Các con số
khác thuộc hệ thống số Thành do hợp với số 5 trung tâm mà có ( còn nữa)