Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2009

ĐỊA LÝ PHONG THUỶ KIẾN THỨC CƠ BẢN

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên môn, thì thuật Địa lý phong thuỷ đã manh nha ngay từ thời Công xã thị tộc với những hình thức sơ khai trong thuật phong thuỷ thông qua việc mỗi khi bộ tộc di chuyển đến một nơi cư ngụ mới, thường có những quan sát về địa hình địa vật sao cho thuận lợi nhất trong cư trú, săn bắt, hái lượm... bằng một cảm thụ qua cây cỏ, thiên nhiên...được tích luỹ qua nhiều lần di chuyển.Xong đến đời nhà Chu (khoảng những năm 583 TCN) Địa lý phong thuỷ mới có một vị trí trong đời sống thường nhật hơn và cũng bắt đầu được trú trọng hơn. Nó đã được xây dựng thành những quy tắc tuy còn giản lược, với những "nhiệm vụ" cũng giản đơn đó là quan sát địa thế sung quanh để lựa chọn vị trí xây dựng thôn ấp....(còn nữa)

Phong thuỷ môn khoa học huyền bí

( tiếp theo)
...Đã đưa Địa lý phong thuỷ về với đúng giá trị văn hoá đích thực của nó.
Có thể nói Địa lý phong thuỷ là một hiện tượng văn hoá, nó được sản sinh trong quá trình con người tự tìm hiểu thiên nhiên, tự hoàn thiệ kỹ năng thích nghi và tồn tại xong hành với thiên nhiên, và cũng chính bởi yếu tố văn hoá đó mà Địa lý phong thuỷ đã tồn tại trong lịch sử và đời sống xã hội nhiều nhiều đời nay, tuy có lúc thăng hoa, có lúc lắng đọng lại nhưng theo tôi Địa lý phong thuỷ dứt khoát không thể là một điều " nhảm nhí" như người đời đã có lúc , có nơi cho là như vậy.Chúng ta khoác cho Địa lý phong thuỷ cái áo " Duy tâm" bằng chính cái " duy tâm " của chúng ta.Địa lý phong thuỷ theo tôi có thể chưa hội đủ những tiêu chí của một môn KHOA HỌC ỨNG DỤNG chứ nó không thể là một môn phản khoa học, chúng ta không thấy tính khoa học của nó bởi chính chúng ta chưa có một thái độ, một cách nghiên cứu khoa học về nó.
Nghiên cứu Địa lý phong thuỷ bằng một phương pháp khoa học nhất, theo tôi cũng chính là một nhiệm vụ phát triển khoa học đồng thời cũng là một dạng thức nhằm bảo tồn, phát huy những gì là tinh hoa văn hoá của nhân loại, của dân tộc, nó hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển của khoa học, của xẫ hội cũng như những gì mà Đảng ta đã, đang đề ra cho việc xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản xắc dân tộc.